Cổng Thông tin điện tử cũng là nơi tiếp nhận các phản ánh kiến nghị, thắc mắc của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động tài nguyên, môi trường và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước giải đáp, hướng dẫn. Văn Phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường cũng thiết lập Trang Thông tin điện tử độc lập được tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử của Sở. Trang Thông tin này thường xuyên cập nhật, công khai các thủ tục hành chính của lĩnh vực đất đai theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị.
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ngoài các dịch vụ bắt buộc theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường còn cung cấp thêm 45 dịch vụ công khác, đưa tổng số dịch vụ công trực tuyến hiện nay là 48 dịch vụ đạt mức độ 3, 4 trên môi trường mạng. Trong đó, lĩnh vực đất đai 30 thủ tục; địa chất và khoáng sản 5 thủ tục; tài nguyên nước 12 thủ tục và đo đạc bản đồ 1 thủ tục thông qua liên kết của hệ thống thông tin chính quyền điện tử tỉnh. Con số này thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giảm việc đi lại làm thủ tục giấy tờ cho người dân và doanh nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cử cán bộ chuyên trách đến Trung tâm Hành chính công tỉnh để giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị. Ông Đàm Đình Định, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Việc tiếp nhận hồ sơ, thủ tục của đơn vị tại Trung tâm Hành chính công tỉnh được thực hiện dưới hai hình thức, đó là người dân đến Trung tâm nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ trực tuyến. Tất cả các hồ sơ đầy đủ thủ tục đều được tiếp nhận, luân chuyển, xử lý và trả kết quả trên môi trường mạng. Người dân và doanh nghiệp đều có thể theo dõi hồ sơ của mình đang được bộ phận nào xử lý, khi nào hồ sơ của mình được xử lý xong…”.
Cán bộ chuyên trách về CNTT kiểm tra hệ thống máy chủ.
Một trong những kết quả nổi bật trong ứng dụng CNTT của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh là triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu và các phầm mềm cho lĩnh vực đất đai, môi trường, kho dữ liệu. Đến nay đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Lương Tài và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Gia Bình. Đöa vaøo vaän haønh cô sôû dö liệu số hóa quản lý môi trường, đây là một trong những cơ sở dữ liệu thành phần có tính quan trọng trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, Sở tập trung chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường sử dụng các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh như: Hệ thống quản lý văn bản điều hành; thư điện tử công vụ…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc đầu tư ứng dụng CNTT ngành Tài nguyên và Môi trường vẫn còn có bất cập, chưa đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành với nhau. Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu nào quan trọng, có tính cấp bách thì triển khai xây dựng trước, chính vì vậy tính chất kết nối liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu chưa có, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổng hợp, báo cáo, chỉ đạo điều hành cũng như việc người dân và doanh nghiệp phải sử dụng các loại sản phẩm này nhiều hệ thống khác nhau.
Thời gian tới, ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh tăng cường kiểm tra giám sát việc ứng dụng CNTT trong công việc đến từng cán bộ, công chức, viên chức; gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách thủ tục hành chính bằng việc rà soát các bộ thủ tục hành chính để thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; chỉ đạo quyết liệt các đơn vị tham gia thực hiện các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu như đất đai và môi trường, phối hợp với các cấp, ngành có liên quan giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các dự án này.
Nguồn tin: baobacninh.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn